Bệnh tiểu đường, một bệnh rối loạn chuyển hóa, cần được quản lý hiệu quả để ngăn ngừa một số nguy cơ mắc một số bệnh như các vấn đề về tim mạch, đột quỵ, các vấn đề về thận, cắt cụt chi, mù lòa,... Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân nên giảm cân, thay đổi thói quen ăn kiêng của mình bằng cách kết hợp thực phẩm có GI (Chỉ số đường huyết) thấp trong chế độ ăn uống, tập yoga và các bài tập khác để giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.
Trong khi bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất insulin do phản ứng tự miễn dịch, bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở mọi người, tình trạng kháng insulin được phát triển do đường ở trong máu và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Một số nghiên cứu đã xác định hiệu quả của yoga trong việc giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Có một số động yoga có thể giúp kích hoạt tuyến tụy, cơ quan sản xuất insulin. Bậc thầy yoga Grand Master Akshar đã gợi ý 5 tư thế tập có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tư thế con mèo (Marjariasana)
Để thực hiện tư thế này, hãy quỳ gối, đặt lòng bàn tay và đầu gối xuống dưới sàn sao cho cánh tay phải ở ngay dưới vai vuông góc với sàn và đầu gối ngay dưới hông (giống tư thế đứng bằng bốn chân của con mèo). Sau đó hít vào, cong cột sống của bạn để nhìn thẳng về phía trước. Tiếp theo, cong lưng trong khi hạ cằm xuống ngực đồng thời thở ra. Tập trung ánh nhìn về phía rốn của bạn.
Tư thế gập người về trước (Paschimottanasana)
Bắt đầu tư thế bằng cách duỗi thẳng chân về phía trước trong khi đầu gối của bạn hơi cong. Nâng cánh tay của bạn lên trên và giữ cho cột sống được dựng thẳng. Thở ra và gập người về phía trước, đặt phần trên cơ thể lên phần thân dưới. Cố gắng giữ các ngón chân cái của bạn bằng các ngón tay.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế tập động tác này. Ngoài ra, những người bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa hoặc hen suyễn nên tránh làm điều này.
Tư thế Downward Dog
Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng. Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, duỗi thẳng đầu gối và khuỷu tay, tạo cơ thể bạn thành hình chữ ‘V’ ngược. Giữ mắt tập trung vào ngón chân cái.
Không nên thực hiện tư thế này trong trường hợp bạn đang bị hội chứng ống cổ tay hoặc tiêu chảy, trong giai đoạn thai kỳ. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc đau đầu, hãy thực hiện chậm và trong trường hợp bị thương ở cánh tay, hông, vai và lưng, bạn phải tránh tư thế này.
Tư thế em bé (Balasana)
Để thực hiện tư thế này, quỳ gối trên thảm và ngồi trên gót chân của bạn. Hít vào và nâng cao cánh tay trên đầu, thở ra và uốn cong phần trên của bạn về phía trước. Đặt trán của bạn trên sàn, đặt xương chậu của bạn lên gót chân. Đảm bảo rằng lưng của bạn không bị gù.
Tư thế con ếch
Bắt đầu asana này bằng cách ngồi trong tư thế quỳ, và mở rộng cánh tay của bạn trước mặt bạn. Gấp các ngón tay cái vào lòng bàn tay để tạo thành nắm đấm. Gập cánh tay ở khuỷu tay, đặt nắm đấm trên rốn. Gập phần thân trên của bạn và đặt nó trên phần thân dưới của bạn. Căng cổ và tập trung ánh nhìn về phía trước.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế tập tư thế này. Những ai bị đau ở mắt cá chân hoặc mới trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật ở mắt cá chân, dây chằng, nên tránh tư thế này.
Lưu ý: Tập thường xuyên giữ mỗi tư thế trên trong 30 giây và lặp lại trong 3 lần./.