Cà phê được các nhà khoa học ví như “con dao hai lưỡi”. Một mặt, uống cà phê mỗi ngày được chứng minh có tác dụng chữa các bệnh mãn tính, giảm nguy cơ béo phì, giảm sỏi mật và chống ung thư. Nhưng mặt khác, cà phê (đặc biệt là khi tiêu thụ quá mức) lại gây hại cho người mắc chứng đau nửa đầu, làm gián đoạn giấc ngủ, có hại cho thai kỳ và thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Nam Australia thậm chí còn cảnh báo, uống quá nhiều cà phê trong suốt cả ngày sẽ có hại cho não.
6 cốc cà phê mỗi ngày tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do tuổi già
Nghiên cứu tập hợp dữ liệu của hơn 17.000 người trưởng thành (từ 37- 73 tuổi). Kết quả cho thấy, những người uống hơn 6 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ tăng (khoảng 53%) mắc chứng sa sút trí tuệ do tuổi già.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sa sút trí tuệ tuổi già là một hội chứng ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Đặc trưng của bệnh là “suy giảm chức năng nhận thức”, với biểu hiện là mất trí nhớ, xu hướng bị lạc ở những quen thuộc, mất điểm tham chiếu về thời gian, khó nhận biết người thân và bạn bè, các vấn đề về hành vi... Trong phần lớn các trường hợp (60% đến 70%), sa sút trí tuệ tuổi già là do bệnh Alzheimer.
Các tác giả của nghiên cứu khuyến cáo, lý tưởng nhất vẫn là uống từ 1- 2 tách cà phê mỗi ngày. Nếu bạn đang uống 6 tách cà phê (hoặc nhiều hơn) mỗi ngày, thì tốt hơn là nên thay thế bằng một thức uống nóng khác./.