Trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, các xu hướng đã thay đổi trong dịch tễ học của bệnh thần kinh đã được báo cáo. Ở một số quốc gia có thu nhập cao và đang phát triển, nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ đã giảm, nhưng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ bên và bệnh đa xơ cứng khởi phát muộn lại tăng lên.
TẢI FILE PDF TẠI ĐÂY: Ứng dụng của probiotic trong điều trị bệnh Parkinson – PDF
Gánh nặng bệnh Parkinson trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi trong 26 năm, từ 2,5 triệu bệnh nhân vào năm 1990 lên 6,1 triệu bệnh nhân vào năm 2016, xu hướng này sẽ tiếp tục trong khoảng 30 năm tới và xuất hiện hơn 12 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới vào khoảng năm 2050 [1-4]. Sự gia tăng này một phần là do sự già hóa của dân số (do tuổi thọ tăng lên), và cũng do thời gian mắc bệnh lâu hơn và những thay đổi có thể có trong các yếu tố rủi ro môi trường hoặc xã hội có thể do hút thuốc hoặc chấn thương đầu, tất cả đều được coi là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh Parkinson [4].
Bệnh Parkinson là một rối loạn tiến triển ảnh hưởng đến vận động. Bệnh này được đặc trưng bởi run, cứng cơ và chuyển động chậm lại, đau và rối loạn chức năng tiêu hóa (GI). Hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh Parkinson và chỉ có các lựa chọn điều trị tạm thời. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn căn bệnh chết người này. Một lựa chọn điều trị đang được nghiên cứu là tiêu thụ men vi sinh để phục hồi hệ thần kinh [5,6]. Sự phức tạp của bệnh Parkinson, sự kết hợp đa dạng của các marker sẽ là lý tưởng để nâng cao chẩn đoán chính xác và sử dụng thuốc tốt hơn cho Parkinson. Bên cạnh thuốc Levodopa, loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị các chiệu trứng vận động của Parkinson có thể bao gồm các loại như ức chế Monoamine oxidase loại B, Amantadine, Anticholinergics đã được sử dụng [7,8].
Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng phụ như rối loạn vận động, rối loạn chức năng tiêu hóa. Do một số hiểu biết Parkinson, một số phương pháp điều trị đã được gợi ý, bao gồm các phương pháp điều chỉnh gene và bệnh để giảm tích tụ và tổng hợp bất thường của α-synuclein, rối loạn chức năng ty thể, chức năng protein lysomal, phong tỏa viêm thần kinh và tăng cường sự phục hồi thần kinh. Bên cạnh các hợp chất mới và các thuốc định vị, liệu pháp tế bào, liệu pháp miễn dịch và vaccinse đã xuất hiện cùng các phương pháp phi dược lý như liệu pháp gene, một số đã được đưa vào nghiên cứu lâm sàng [9]. Một vài đánh giá gần đây đã mở ra tương lai tươi sáng Parkinson trong những năm tới, bệnh có thể bị chậm lại, dừng hoặc đảo ngược. Gần đây, đường tiêu hóa, hệ thần kinh ruột (ENS), hệ vi sinh đường ruột, sự liên hệ giữa não và ruột đã trở thành điểm sáng như một sự cần thiết cho cơ chế nền tảng của Parkinson.
Personalized precision probiotics (tạm dịch: Chuẩn hóa men vi sinh cá nhân) là liệu pháp nghiên cứu và sử dụng Probiotics – Men vi sinh (hay còn được gọi là chế phẩm sinh học, chất trợ sinh) để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe. Men vi sinh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Men vi sinh chuẩn xác được cá nhân hóa nghĩa là không sử dụng một công thức chung cho tất cả. Mỗi độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe nhất định của mỗi người sẽ cần bổ sung men vi sinh khác nhau về số lượng, chủng loại, nhờ đó nâng cao hiệu quả của men vi sinh. Cơ thể của chúng ta có cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa tiếp xúc với môi trường bên ngoài liên tục, từ không khí, thực phẩm, nguồn nước… chính vì vậy mà hệ hô hấp và tiêu hóa dễ bị nhiễm độc, mất cân bằng, dẫn tới bệnh tật.
Chính vì vậy, có một sự thật không thể bàn cãi rằng: Khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh, phòng ngừa được bệnh tật và nâng cao tuổi thọ.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột trong Parkinson
Hàng loạt các rối loạn chức năng tiêu hóa (GI) liên quan đến Parkinson được xác định trên lâm sàng bao gồm tụt cân, đau dạ dày, táo bón và rối loạn đại tràng [10]. Các rối loạn này là yếu tố tiềm năng góp phần vào Parkinson. Điều này do α-synuclein xuất hiện sớm trong ENS, sau đó đến não bằng các dây thần kinh. Điều đáng chú ý là các α-synuclein cũng được thấy trong ENS của người già bình thường nhưng chúng phổ biến hơn ở bệnh nhân Parkinson. Một khi bệnh bộc lộ sẽ có liên quan và tạo bởi hệ vi sinh đường ruột, chúng sẽ giải phóng ra ngoại bào và các tế bào lân cận bao gồm tế bào thần kinh, có thể được nội hóa và tạo thành các bệnh lý của α-synuclein. Cơ chế giải phóng như hệ thống ubiquitin proteasome nhằm giảm các protein bị sai hỏng đã được chứng minh là không có tác dụng trong Parkinson di truyền và tự diễn biến. Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột là một trong những nguyên nhân hiển nhiên của Parkinson.
Sử dụng probiotic cho việc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
Bằng chứng tiền lâm sàng/lâm sàng về tác dụng của probiotic (lợi khuẩn) trong Parkinson vẫn còn hạn chế. Có dự đoán tại sao lợi khuẩn, prebiotic và synbiotic có lợi trong Parkinson. Lợi khuẩn có thể là công cụ để thay đổi thành phần hệ vi sinh liên quan đến Parkinson, cải thiện chức năng GI, vi khuẩn di chuyển và viêm thần kinh trong ENS. Nghiên cứu lâm sàng đầu tiên được tiến hành và chứng minh những bệnh nhân Parkinson bị táo bón mãn tính khi sử dụng sữa lên men chứa Lactobacillus casei Shirota trong 5 tuần đã cải thiện bệnh, đầy hơi và đau bụng [11]. Nghiên cứu này nâng tầm giá trị của lợi khuẩn sử dụng để cải thiện bệnh ở bệnh nhân Parkinson. Bên cạnh đó, những sản phẩm ở dạng viên đã được chứng minh là có khả năng giảm đau bụng, đầy hơi ở bệnh Parkinson, nghiên cứu này sử dụng lợi khuẩn trong nhiều tháng [12]. Một nghiên cứu gần đây (ClinicalTrials.gov) đã xem tác động của lợi khuẩn ở dạng viên nang (chứa Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium bifidum, Lactobacillus reuteri và Lactobacillus fermentum) trên lâm sàng và cấu hình sinh hóa (bao gồm các thông số trao đổi chất) trong Parkinson [13].
Ngoài ra, các nghiên cứu này còn chứng minh sử dụng lợi khuẩn làm giảm mức insulin, kháng insulin và tăng độ nhạy insulin so với giả dược. Sử dụng Symprove (thử nghiệm lâm sàng về lợi khuẩn Symprove), là một loại men vi sinh có thể uống được có thể đưa vi khuẩn sống đến ruột dưới. Symprove là một lợi khuẩn dạng lỏng đa chủng nhằm mục đích lấy nguyên vẹn vi khuẩn có lợi khi qua dạ dày có tính axit. Sáu bệnh nhân được thử nghiệm trong 3 tháng. Nhiều khả năng, các tác động thông qua nhiều cơ chế như cải thiện các triệu chứng tiêu hóa bằng lợi khuẩn thông qua việc thay đổi môi trường ruột hoặc ức chế vi khuẩn đường ruột có hại.
Ví dụ, số lượng Prevotella ít hơn trong các mẫu phân của bệnh nhân mắc Parkinson được báo cáo có thể được điều chỉnh bằng lợi khuẩn. Ví dụ khác liên quan đến những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc loại bỏ Helicobacter pylori bằng sự trợ giúp của lợi khuẩn có thể hữu ích ở những bệnh nhân này. Probiotic Bifidobacterium bifidum ảnh hưởng đến Helicobacter pylori và có thể là một lựa chọn tiềm năng cho nghiên cứu trong tương lai về bệnh Parkinson. Việc bổ sung Lactobacillus reuteri có tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter pylori và mang lại một số tiềm năng tương lai đối với bệnh Parkinson. Số lượng Bifidobacterium thấp hơn cũng tìm thấy ở phân bệnh nhân Parkinson tiến triên cho thấy lợi khuẩn cũng có ích trong trường hợp này [14].
Triển vọng của probiotic trong việc điều trị/hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ của con đường hai chiều ruột-não và sự rối loạn vi khuẩn ở bệnh Parkinson. Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển một số rối loạn ở người, rất có thể cũng là Parkinson. Môi trường tiền viêm trong điều kiện rối loạn vi khuẩn có thể truyền các tín hiệu đến não qua hệ thống và hàng rào máu não. Do đó, sự mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch của đối tượng có thể là nguyên nhân, hay một phần, đối với các triệu chứng vận động và không vận động của bệnh Parkinson.
Trong số các lựa chọn để điều hòa chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột, lợi khuẩn, prebiotic và synbiotics đã được nghiên cứu về tác động đối với rối loạn chức năng GI. Các dữ liệu lâm sàng và tiền lâm sàng được trình bày tổng quan cho thấy hệ vi sinh đường ruột có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp não bộ thông qua các cơ chế khác nhau như quá trình thần kinh, miễn dịch, nội tiết. Điều này cũng cho thấy rằng việc điều trị các rối loạn thoái hóa thần kinh gồm Parkinson có thể kết hợp hoặc tùy chỉnh riêng cho từng quá trình để tối ưu được kết quả. Các nghiên cứu trong tương lai về Parkinson nên tính đến trục não-ruột và hệ thần kinh thao túng hệ vi sinh vật đường ruột và các chất chuyển hóa của vi sinh vật. Mặc dù bằng chứng gần đây cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột có thể điều hòa phản ứng miễn dịch của hệ thần kinh trung ương, microglia, các quá trình sinh lý thần kinh (ví dụ: dẫn truyền thần kinh), hành vi và tính toàn vẹn của hàng rào máu não, nhưng cần hiểu sâu về các cơ chế này cũng rất quan trọng. Việc duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể gặp phải những hạn chế và thách thức nhưng tiềm năng hiện đang rất hứa hẹn.
Chúng ta vẫn cần tìm ra tác dụng của lợi khuẩn được sử dụng ngoại sinh đối với quần thể vi khuẩn và môi trường vi sinh đường ruột ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Cũng cần có sự nhất quán hơn trong thiết kế các nghiên cứu về các loại chủng lợi khuẩn, sự kết hợp giữa các chủng, thời gian can thiệp và liều lượng ứng dụng. Các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa có thể mang lại kết quả đáng tin hơn khi xem xét tính biến đổi cao của hệ vi sinh vật đường ruột và thực tế là tác dụng của lợi khuẩn cho thấy tính biến đổi cao.
Tài liệu tham khảo:
- Poewe, Werner, Klaus Seppi, Caroline M. Tanner, Glenda M. Halliday, Patrik Brundin, Jens Volkmann, Anette-Eleonore Schrag, and Anthony E. Lang. “Parkinson disease.” Nature reviews Disease primers 3, no. 1 (2017): 1-21.
- Hirsch, Lauren, Nathalie Jette, Alexandra Frolkis, Thomas Steeves, and Tamara Pringsheim. “The incidence of Parkinson’s disease: a systematic review and meta-analysis.” Neuroepidemiology 46, no. 4 (2016): 292-300.
- Lai, Benjamin CL, and Joseph KC Tsui. “Epidemiology of Parkinson’s disease.” British Columbia Medical Journal 43, no. 3 (2001): 133-137.
- Rocca, Walter A. “The burden of Parkinson’s disease: a worldwide perspective.” The Lancet Neurology 17, no. 11 (2018): 928-929.
- Dutta, Sudhir K., Sandeep Verma, Vardhmaan Jain, Balarama K. Surapaneni, Rakesh Vinayek, Laila Phillips, and Padmanabhan P. Nair. “Parkinson’s disease: the emerging role of gut dysbiosis, antibiotics, probiotics, and fecal microbiota transplantation.” Journal of neurogastroenterology and motility 25, no. 3 (2019): 363.
- Cassani, E., G. Privitera, G. Pezzoli, C. Pusani, C. Madio, L. Iorio, and M. Barichella. “Use of probiotics for the treatment of constipation in Parkinson’s disease patients.” Minerva gastroenterologica e dietologica 57, no. 2 (2011): 117-121.
- Chaudhuri, K. Ray, Peter Jenner, and Angelo Antonini. “Should there be less emphasis on levodopa-induced dyskinesia in Parkinson’s disease?.” Movement disorders: official journal of the Movement Disorder Society 34, no. 6 (2019): 816-819.
- Poewe, Werner, Angelo Antonini, Jan CM Zijlmans, Pierre R. Burkhard, and François Vingerhoets. “Levodopa in the treatment of Parkinson’s disease: an old drug still going strong.” Clinical interventions in aging (2010): 229-238.
- Barrenschee, Martina, Dimitri Zorenkov, Martina Böttner, Christina Lange, François Cossais, Amelie Bernadette Scharf, Günther Deuschl et al. “Distinct pattern of enteric phospho-alpha-synuclein aggregates and gene expression profiles in patients with Parkinson’s disease.” Acta neuropathologica communications 5, no. 1 (2017): 1-14.
- Fasano, Alfonso, Naomi P. Visanji, Louis WC Liu, Antony E. Lang, and Ronald F. Pfeiffer. “Gastrointestinal dysfunction in Parkinson’s disease.” The Lancet Neurology 14, no. 6 (2015): 625-639.
- Cassani, E., G. Privitera, G. Pezzoli, C. Pusani, C. Madio, L. Iorio, and M. Barichella. “Use of probiotics for the treatment of constipation in Parkinson’s disease patients.” Minerva gastroenterologica e dietologica 57, no. 2 (2011): 117-121.
- Georgescu, Doina, Oana Elena Ancusa, Liviu Andrei Georgescu, Ioana Ionita, and Daniela Reisz. “Nonmotor gastrointestinal disorders in older patients with Parkinson’s disease: is there hope?.” Clinical interventions in aging (2016): 1601-1608.
- Tamtaji, Omid Reza, Mohsen Taghizadeh, Reza Daneshvar Kakhaki, Ebrahim Kouchaki, Fereshteh Bahmani, Shokoofeh Borzabadi, Shahrbanoo Oryan, Alireza Mafi, and Zatollah Asemi. “Clinical and metabolic response to probiotic administration in people with Parkinson’s disease: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial.” Clinical Nutrition 38, no. 3 (2019): 1031-1035.
- Chenoll, E., Beatriz Casinos, Esther Bataller, Peter Astals, Jana Echevarría, Jose Ramon Iglesias, P. Balbarie, D. Ramon, and S. Genovés. “Novel probiotic Bifidobacterium bifidum CECT 7366 strain active against the pathogenic bacterium Helicobacter pylori.” Applied and environmental microbiology 77, no. 4 (2011): 1335-1343.
Huy Hoàng