Bệnh chàm, còn được gọi là viêm da cơ địa, là một tình trạng da mạn tính phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm, các mảng khô và ngứa trên da. Bệnh này thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 3 - 6 tháng tuổi.
Ngoài liên kết di truyền được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm ở trẻ em, một số nghiên cứu cũng xác định mối liên hệ giữa thức ăn và sự phát triển của bệnh chàm. Điều này là do các hợp chất hoạt tính trong một số loại thực phẩm có thể gây ra bệnh chàm khi được tiêu thụ ở độ tuổi rất sớm. Sau đây là 4 loại thực phẩm nên tránh để giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm.
Trứng
Một nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống có thể có lợi cho trẻ em bị bệnh chàm. Theo nghiên cứu, khoảng 75% trẻ em bị bệnh chàm đã thực hành loại bỏ thức ăn để cải thiện các triệu chứng của chúng, trong đó 27% đã loại bỏ trứng và nhận thấy sự cải thiện đáng kể. Do đó, tránh ăn trứng có thể giúp giảm bệnh chàm ở trẻ em với bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào.
Sữa bò
Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh đến bốn tháng so với việc bú sữa công thức, đặc biệt là những loại sữa làm từ đạm sữa bò. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc cho trẻ sơ sinh bú sữa bò sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm. Các chuyên gia khuyến nghị trẻ nên hoãn việc uống sữa bò đến một năm tuổi. Ăn các loại rau có lá, nước cam bổ sung canxi và các chất bổ sung đa vitamin hoặc khoáng chất có thể giúp duy trì lượng canxi trong cơ thể.
Hải sản và cá
Hải sản và cá là kho chứa các chất dinh dưỡng như protein và omega-3 giúp ích nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tuy nhiên, những thực phẩm này nằm trong danh sách các chất gây dị ứng có thể gây ra bệnh chàm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Đậu phộng
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm ở trẻ em có xu hướng biến mất theo độ tuổi, tuy nhiên, một số bệnh dị ứng như dị ứng đậu phộng có khả năng tồn tại lâu hơn hoặc suốt đời. Chế độ ăn hạn chế thực phẩm trong một hoặc hai năm có thể giúp trẻ phát triển khả năng miễn dịch chống lại chất gây dị ứng trong đậu phộng, tuy nhiên, có nhiều khả năng các triệu chứng sẽ quay trở lại khi thực phẩm được tiêu thụ trở lại.
Kết luận
Nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm có thể tự khỏi trong thời thơ ấu và các dị ứng thực phẩm khác không được coi là yếu tố gây ra bệnh chàm ở trẻ lớn hơn. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng và phản ứng của bệnh chàm khác nhau ở từng trẻ. Mặc dù tránh các loại thực phẩm nói trên có thể giúp giảm các triệu chứng ở mức độ đáng kể, nhưng nó có thể khiến trẻ bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, nếu con bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh chàm khi còn rất sớm, tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên từ chuyên gia y tế về các lựa chọn thực phẩm thay thế cùng với cách đối phó với tình trạng này./.