Bạn đọc Trần Văn Danh (Tiền Giang) hỏi: "Tôi bị sốc phản vệ 3 lần với cefuroxim, 2 lần đầu dùng zinnat 500 phải đi cấp cứu nhưng được cho về sau 1 ngày. Lần thứ 3 dùng loại khác nhưng cũng có gốc là cefuroxim, sau khi uống khoảng 1 phút thì tôi bị truỵ tim mạch, ngưng thở phải cấp cứu và điều trị khoảng 10 ngày mới xuất viện. Như vậy tôi có tiêm ngừa Covid-19 được không?"
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:
Từng sốc phản vệ nhiều lần do thuốc và thậm chí là từng sốc phản vệ do vắc-xin chỉ là tình huống cần thận trọng khi tiêm chứ không phải chống chỉ định. Cần thận trọng nghĩa là tiêm tại bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ hơn. Bạn nên đến các bệnh viện ở địa phương, thông báo rõ tiền sử sốc phản vệ do cefuroxim để được sắp xếp tiêm ngừa Covid-19.
Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như Hỏi - đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…
Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: [email protected]