Từ khi được phát hiện vào năm 2013, sâm Lai Châu đã và đang được đưa vào diện dược liệu quý, cần bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây sâm này có giá trị dược tính cao, nguồn gen quý hàng đầu thế giới. Đó là hàm lượng saponin lớn (gấp 2 lần sâm Hàn Quốc) và đặc biệt là có hợp chất Majonoside - R2 chiếm tới 50% saponin toàn phần. Nhờ vậy, sâm Lai Châu có công dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và thậm chí có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ung thư da. Việc phát triển sâm ở Lai Châu cũng đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.
Sâm Lai Châu là “quốc bảo” của Việt Nam.
Tuy được đánh giá là “quốc bảo” Việt Nam, nhưng loài cây bản địa này lại bị liệt vào danh sách nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn, phát triển. Do công dụng chữa bệnh và làm đẹp hàng đầu, nhu cầu sử dụng sâm Lai Châu ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng đều trong đầu tư, bảo tồn nguồn, gây giống, phát triển nguồn gen, chưa có kế hoạch khai thác bền vững, thậm chí từng bị thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt, “bảo vật quốc gia” đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước tình trạng đó, nhà nước đã và đang kêu gọi phát triển và bảo tồn sâm Lai Châu, cụ thể là cần sớm hành động một cách nghiêm túc, bài bản, đồng thời cần sự hỗ trợ mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện trong công tác bảo tồn, quy hoạch. Tỉnh Lai Châu cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất và chế biến để có nhiều sản phẩm chất lượng từ sâm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 có 100% diện tích sâm ngoài tự nhiên được quản lý, bảo tồn.
Tuy nhiên, cho tới nay, việc bảo tồn, nhân giống này chưa xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguồn lực nội tại chưa đủ mạnh để mở rộng vùng trồng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh. Một số hộ dân ở các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường đã chủ động làm vườn, di thực cây sâm về trồng dưới tán rừng nhưng không phải cơ sở nào cũng chuyên nghiệp, bền vững.
Người dân địa phương chăm sóc sâm Lai Châu tại vùng trồng của Cỏ Mềm.
Nhận thấy giá trị và tầm quan trọng trong việc bảo tồn sâm Lai Châu, đã có một số doanh nghiệp đồng lòng, chung tay hướng tới mục tiêu sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị, mang lại thu nhập cao cho bà con, nổi bật là Cỏ Mềm.
Cỏ Mềm là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam với giá trị cốt lõi Lành và Thật cùng sứ mệnh thay thế hóa phẩm độc hại trong gia đình bằng các sản phẩm thảo mộc an toàn. Sau hơn 7 năm thành lập, Cỏ Mềm đã và đang bám sát tôn chỉ, cho ra mắt những sản phẩm có thành phần nguồn gốc thiên nhiên, tinh khiết, an lành.
Tiếp nối tinh thần nhân văn đó, Cỏ Mềm đã đầu tư nghiên cứu và phát triển vùng trồng sâm tại độ cao 1.700 m ở Lai Châu, nơi có nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng để cây sâm phát triển. Thương hiệu sử dụng công nghệ nhà màng quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam để trồng sâm, cho năng suất và chất lượng cao hơn, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao, khai thác bền vững. Đặc biệt, từ khi có vùng trồng sâm, người dân địa phương có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống cũng cải thiện đáng kể.
Từ chiết xuất sâm Lai Châu, Cỏ Mềm đã nghiên cứu và phát triển bộ Chăm sóc da ngừa lão hoá sâm 1700 với công dụng ngừa lão hóa, cải thiện đốm nâu và vết chân chim, làm giảm sạm, xỉn màu, làm sáng da và phục hồi da vượt trội. Bộ sản phẩm ứng dụng những công nghệ điều chế hiện đại của ngành mỹ phẩm như: công nghệ chiết cồn, nhũ tương nano. Công nghệ chiết cồn giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu tinh khiết, không pha lẫn tạp chất. Công nghệ nhũ tương nano với kích thước siêu nhỏ, nhũ tương nano có khả năng giúp các thành phần chống lão hóa quan trọng thẩm thấu sâu hơn vào từng tế bào và tối ưu hiệu quả với làn da.
Bộ Chăm sóc da ngừa lão hóa Sâm 1700 của Cỏ Mềm.
Bộ Sâm 1700 gồm 5 sản phẩm: Sữa rửa mặt, Tẩy trang, Toner, Kem dưỡng ẩm và Serum Sâm 1700 ngừa lão hóa. Tất cả đều được kiểm định, quản lý chặt chẽ bởi cơ quan của Bộ Y tế. Trong đó, nổi bật là sản phẩm Serum với công dụng cải thiện nếp nhăn và vết chân chim trên da, tăng cường độ đàn hồi, giúp da săn chắc hơn, khắc phục tình trạng da khô, sạm hoặc xỉn màu và làm mờ các đốm nâu.
Hải Linh