Gần 200 đại biểu tham dự hội thảo là các đại diện đến từ các Ban quản lý dự án cấp tỉnh – thành phố, Ban quản lý dự án trực thuộc các Bộ – Ngành, các UBND cấp tỉnh – thành phố, các Tập đoàn lớn…đang quan tâm với hình thức đối tác công – tư, các công ty xây dựng, các Ngân hàng tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu nên mô hình tài chính của các dự án PPP về kết cấu hạ tầng và các doanh nghiệp.
Hội thảo bao gồm 02 phiên với nội dung liên quan: một số thông tin về khuôn khổ pháp lý và triển vọng của mô hình PPP, kết cấu hạ tầng tại Việt Nam và một số chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Phiên. Giải quyết tranh chấp hợp đồng và Phòng ngừa tranh chấp đầu tư tại các dự án PPP, kết cấu hạ tầng bằng trọng tài thương mại và hòa giải thương mại.
Tại phiên thảo luận thứ nhất, ông Trương Trọng Nghĩa đã trình bày về khái quát về bản chất mối quan hệ công – tư trong mô hình hợp tác và một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho cả phía Nhà nước – nhà đầu tư.
Trong phiên thảo luận thứ hai, ông Youn Joon HAN – Luật sư cao cấp nước ngoài Lee & Ko đã điều phối nội dung về: giải quyết tranh chấp hợp đồng và Phòng ngừa tranh chấp đầu tư tại các dự án PPP kết cấu hạ tầng bằng trọng tài thương mại và hòa giải thương mại.
Ông Trần Ngọc Liêm – Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI – CN THCM đã phát biểu khai mạc, với lời nhấn mạnh: nỗ lực của VCCI là tư cách của tổ chức đại diện cho tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp, tham gia tích cực vào quá trình góp ý chính sách, xây dựng pháp luật, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đất nước. VCCI cùng với VIAC – tổ chức trọng tài bên cạnh VCCI, hợp tác cùng KCAB – tổ chức trọng tài duy nhất của Hàn Quốc tổ chức ra hội thảo chuyên sâu về lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại và phòng ngừa leo thang thành các vụ kiện nhà đầu tư – nhà nước trong phát sinh từ hoạt động đầu tư công theo hình thức đối tác công tư – PPP, đang được xã hội rất quan tâm. Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, do đó nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng cần sự góp sức từ nhiều nguồn lực và mô hình hợp tác công tư được đánh giá là nguồn thu hút vốn đầu tư từ xã hội vào phát triển cơ sở hạ tầng rất mạnh.
Nhà đầu tư quan tâm gì ở PPP?
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư – PPP, là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền giữa cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện đầu tư dự án cơ sở hạ tầng.
Dòng tiền thu hút vào đầu tư PPP rất cao và việc trả nợ phải nhanh. Đây là điều mà nhà đầu tư quan tâm, họ luôn luôn kỳ vọng vào sự hoàn vốn đối với dự án. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến sự phân bổ rủi ro, khi dự án bắt đầu thực hiện. Cái rủi ro đó thuộc về đâu? Chính trị – môi trường – hay quá trình “mua bán”, nó được đánh giá và phân bổ có hợp lý không? Bên tốt nhất là bên biết làm thế nào để quản lý rủi ro, đó cũng chính là việc quản lý chung của dự án PPP. Khi việc quản lý rủi ro và sự phân bổ không hợp lý trong rủi ro, cũng có nghĩa là không đảm bảo an toàn cho dự án, lúc đó nhà đầu tư và nhà thầu thường hay rút lui. Sự phân bổ rủi ro hài hòa là sự cân bằng giữa nhà nước và tư nhân.
Khi các Luật sư nói về PPP:
Ộng Kim Seung Hyeon – Công ty Luật KIM & LEE đã chia sẻ kinh nghiệm tư vấn cho các cơ quan thuộc Chính phủ Hàn Quốc – nhà đầu tư tư nhân trong các dự án PPP kết cấu hạ tầng, lưu ý phòng tránh rủi ro và quản lý tranh chấp đối với nhà đầu tư trong khi tham gia vào quan hệ PPP với nhà nước. Hàn Quốc cho vay vào đầu tư dự án PPP, thường quan tâm đến các vấn đề như: rủi ro về nhu cầu của dự án hay rủi ro về doanh thu, rủi ro về chuyển nhượng tiền tệ, rủi ro về chấm dứt sớm việc chuyển nhượng dự án, rủi ro về các khoản thanh toán không có trong hợp đồng. Ông đã nhận định, Chính phủ Việt Nam thường chọn dự án PPP theo phương thức “người dùng có chi trả”, trong khi đó nhà đầu tư Hàn Quốc thường cần sự bảo lãnh doanh thu tối thiểu từ dự án và không ai chịu trách nhiệm ngoài Chính phủ. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là khi tham gia vào dự PPP, ngay ở giai đoạn đầu là không thể thiếu nhà đầu tư hạ tầng. Đôi lúc nhà đầu tư – đầu tư vào dự án PPP họ chỉ muốn kết thúc sớm hợp đồng, vì họ cho vay và chỉ quan tâm đến dòng tiền của họ có quay về nhanh hay không? Ngoài ra, họ không quan tâm đến các vấn đề khác.
Ls. Trương Trọng Nghĩa – Luật sư thành viên YKVN, Trọng tài viên VIAC đã giải thích nguyên nhân vì sao nhà đầu tư phàn nàn vì Nhà nước Việt Nam không phải là đối tác đầu tư trong dự án PPP. Bởi vì, trong dự án PPP có 03 chính nhân: chính phủ có nhu cầu kêu gọi vốn, nhà đầu tư “cho vay vốn” và người sử dụng trong tương lai. Chính phủ thường cử cơ quan ký hợp đồng dự án PPP, chịu trách nhiệm dân sự – cam kết theo pháp luật là bảo hộ tài sản và dự án đầu tư nhưng không gắn với hợp đồng cụ thể. Nhà đầu tư là người có pháp nhân cụ thể, sau họ là cổ đông và nhà tài trợ. Khi công trình thất bại, họ lấy đâu mà bồi thường? Còn người sử dụng gắn liền với công dân. Vì vậy, nhà đầu tư đầu tư vào dự án PPP, thường yêu cầu đảm bảo doanh thu tối thiểu từ Chính phủ.
Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng: PPP có dòng tiển ổn nhất nhưng nó có nhiều chủ thể tham gia, vậy khi xảy ra tranh chấp. Tốt nhất là chọn cách hòa giải – chọn trọng tài hòa giải cho phù hợp, không nên đưa nhau ra tòa. Nói về luật thì tất cả phát sinh trong quá trình thực hiện dự án PPP, nhà đầu tư không thể vượt qua Luật.
Theo T.T/nhipcauthuonghieu