Măng tây
Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, ăn măng tây đúng cách có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, tuy nhiên đối với bệnh nhân gout thì hàm lượng purin trong măng tây tương đối cao.
Cứ 100gr măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Việc thường xuyên sử dụng măng tây sẽ khiến cho lượng axit uric bị tích trữ. Từ đó sẽ khiến cho những tinh thể nhỏ ở khớp bị lắng đọng. Khi ấy, tình trạng đau khớp, viêm khớp sẽ càng trở nên trầm trọng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Các loại nấm
Nấm có chứa lượng chất xơ và canxi rất dồi dào. Tuy vậy, đây là loại thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh xa bởi chúng sẽ có chứa lượng purin rất cao. Nếu sử dụng nấm, các triệu chứng của bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Giá đỗ
Giá đỗ được lòng rất nhiều người. Những mầm giá mọng nước, giòn có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên loại rau mầm này lại có quá nhiều nhân purin.
Nếu người bệnh gout ăn giá thường xuyên sẽ khiến lượng axit uric tăng lên đáng kể gây tồn đọng tại các khớp khiến cơn đau gout tái phát nghiêm trọng hơn. Do vậy, các bạn nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh gout.
Rau mồng tơi
Hàm lượng purin trong rau mồng tơi không cao, nhất là rau mồng tơi chần qua nước nóng thì hàm lượng purin sẽ giảm đi. Tuy nhiên, người bệnh gút nên ăn vừa phải, nếu là bệnh nhân đã hình thành hạt tophi thì tốt nhất là không nên.
Trong rau mồng tơi có chứa axit oxalic nên khi gặp các sản phẩm từ đậu nành sẽ dễ dàng kết hợp tạo thành kết tủa canxi oxalat, đồng nghĩa với việc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
Vì vậy, việc ăn được rau này hay không cần phải xét theo diễn biến bệnh, đồng thời nên ăn rau mồng tơi sau khi chần là tốt nhất.
Rau dền
Trong rau dền có chứa một lượng lớn axit oxalic. Tuy vậy, đây lại là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm và làm tăng mức độ trầm trọng của các cơn đau khớp do bệnh gout gây ra.
Đậu Hà Lan
Nguồn protein có trong đậu Hà Lan rất dồi dào. Tuy vậy, nếu bổ sung một lượng lớn protein vào trong thời gian điều trị bệnh gout, sự chuyển hóa protein sẽ không được thuận lợi. Khi ấy, lượng axit uric sẽ được sản sinh nhiều hơn và tăng cao đột ngột.
Các loại rau mầm
Những loại rau mầm tuy có tính mát và rất giàu chất dinh dưỡng nhưng đây lại là thực phẩm mà người bệnh cần tránh khi mắc bệnh gout. Bởi lẽ, hàm lượng purin có trong loại rau này rất cao. Do đó, nếu được hấp thụ vào cơ thể, nồng độ acid uric sẽ vượt mức cao.
Rau bina (cải bó xôi)
Theo ý kiến của các chuyên gia, những người mắc bệnh gout không sử dụng rau bina. Bởi lẽ, lượng chất purin ở trong rau bina khá cao và rất dễ làm tăng sự đột biến của axit uric có trong máu.
Những lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh gout
Ngoài việc tránh xa các loại rau chứa nhiều nhân purin, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng hàng ngày như:
- Không ăn các thực phẩm chứa nhiều purin trong đó có cả rau xanh, trái cây và thịt động vật.
- Nên lựa chọn các loại rau xanh chứa hàm lượng purin thấp tốt cho sức khỏe bệnh nhân Gout như: Cải bẹ, bí đỏ, cần tây, súp lơ,…
- Khi chế biến cần hạn chế các món xào, rang. Tốt nhất nên luộc để giúp làm loãng lượng purin.
- Người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều baze, tiêu biểu như bia, rượu, socola, nước chè,…
- Để giúp đào thải axit uric, người bệnh nên uống nhiều nước khoáng kiềm và ăn các loại rau củ quả lợi tiểu có lượng purin thấp để hạ nồng độ acid uric trong cơ thể.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ luyện tập thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để sớm loại bỏ chứng bệnh.