Chức năng của gan
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể bạn cần chăm sóc cẩn thận.
Trên thực tế, các chức năng của gan vẫn còn là ẩn số, khó có thể khám phá chính xác công việc mà gan phải đảm nhận mỗi ngày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thống kê được hơn 500 vai trò, sinh lý chức năng gan riêng biệt.
Là nơi đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết, những chức năng gan có thể kể đến bao gồm:
Chức năng của gan là đào thải độc tố: Những độc tố tan trong mỡ sẽ được tế bào gan phân giải thành những chất kém nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn. Đào thải độc tố được xem là chức năng chính yếu nhất của cơ quan này.
Chức năng gan là sản xuất mật: Tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật. Dịch mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn, thực hiện nhiệm vụ nhũ hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ. Mỗi ngày gan tiết ra 0.5 lít mật, thành phần của mật bao gồm: muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.
Sinh lý chức năng gan là lưu trữ các chất: Gan là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A – D – E – K – B12, thời gian các vitamin tồn tại “dự phòng” trong gan có thể đến vài năm.
Chức năng của gan là chuyển hóa: Gan lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid...
Chức năng gan tổng hợp: Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, tổng hợp albumin...
Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ khiến cho chức năng của gan suy giảm thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Biểu hiện buổi sáng chứng tỏ gan không khỏe
Hôi miệng
Buổi sáng thức dậy, trong hơi thở xuất hiện mùi “trứng thối” thì cẩn thận kẻo xơ gan đang nhòm ngó cơ thể bạn.
Gan có chức năng trao đổi chất, có thể duy trì sự cân bằng của amoniac và nitơ có trong ure ở cơ thể. Sau khi gan bị tổn thương, khả năng trao đổi chất kém hơn, hàm lượng amoniac tăng lên. Một số amoniac được thải ra ngoài theo hơi thở gây hôi miệng.
Nó còn được gọi là “gan thối”. Xuất hiện tình trạng này thì gan đang dần cứng lại, xơ gan hoặc viêm gan đang đến, cần phải đi kiểm tra ngay.
Nước tiểu vàng đậm
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh vàng da, được dùng để đánh giá sự khởi đầu của bệnh xơ gan. Người bệnh bị xơ gan, bilirubin không thể chuyển hóa kịp, tăng vọt trong máu. Một số bilirubin xuất hiện ở thận, được bài tiết qua nước tiểu khiến nước tiểu có màu vàng đậm.
Mệt mỏi
Nhiều người bị mắc bệnh gan đều cảm thấy mệt mỏi, kém sắc sau khi ngủ dậy vào sáng sớm.
Nguyên nhân là do sau khi bị bệnh về gan như xơ gan, làm cho cholinesterase loãng, dẫn đến khả năng kết hợp thần kinh và cơ bắp giảm sút, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Cho dù bạn có nghỉ ngơi như thế nào thì cũng khó cải thiện được cảm giác suy nhược cơ thể hay suy nhược tinh thần.
Chảy máu khi đánh răng
Khi đánh răng, nướu răng thường xuyên bị chảy máu thì bạn nên xem xét sức khỏe của gan. Yếu tố đông máu có chức năng đông máu là do gan tổng hợp. Nếu gan bị xơ cứng thì lượng tổng hợp yếu tố đông máu không đủ, đồng thời chức năng đông máu của cơ thể suy giảm.
Nó thường có biểu hiện chảy máu thường xuyên ở những vùng có mao mạch dày đặc chẳng hạn như lợi, xoang mũi.
Theo tieudung.vn