Vitamin B1 có tác dụng gì?
Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B1 vào chế độ ăn hằng ngày. |
Vitamin B1 giúp ngăn ngừa các biến chứng trong hệ thống thần kinh, não, cơ bắp, tim, dạ dày và ruột. Nó cũng ảnh hưởngđến điện giải vào và ra khỏi tế bào cơ.Các vitamin B đôi khi được gọi là vitamin chống căng thẳng, bởi vì chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể khi có vấn đề tâm lí.
Ở Hoa Kỳ, lượng vitamin B1hàng ngày được khuyến nghị(RDA)là 1,2 mg đối với nam và 1,1 mg đối với nữ trên 18 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú ở mọi lứa tuổi nên tiêu thụ 1,4 mg mỗi ngày.
Những trường hợp cần bổ sung vitamin B1:
- Ngăn ngừa các bệnh như beriberi, liên quan đến rối loạn tim, dây thần kinh và hệ tiêu hóa
- Người mắc viêm dây thần kinh ngoại biên
- Tăng hiệu suất hoạt động đối với các vận động viên
- Những người bị viêm loét đại tràng, tiêu chảy kéo dài, kém ăn
- Những người đang hôn mê
Các điều kiện khác cần bổ sung vitamin B1bao gồm:
- AIDS
- Viêm loét
- Đục thủy tinh thể
- Bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về thị lực khác
- Hội chứng tiểu não
- Ung thư cổ tử cung
- Tiểu đường
- Stress
- Bệnh tim
- Bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường loại 2
- Say tàu xe
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
Thực phẩm giàu vitamin B1
Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 là ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên vitamin nhóm B nói chung và vitamin B1 nói riêng đều có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Do vậy việc xay sát các loại ngũ cốc (gạo, mì) quá kỹ sẽ làm cho lượng vitamin B1 bị hao hụt nhiều. Cứ 100g gạo tẻ giã có 0,12mg vitamin B1; 100g gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B1 và nếu là gạo xay sát kỹ cho thật trắng chỉ còn 0,02 mg vitamin B1.
Ngoài ra, khi chế biến cũng không vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%). Đối với vùng nông thôn miền núi nấu cơm bằng bếp củi cần đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột làm lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hoà tan ra nước và bị phân huỷ.
Các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng... cũng giàu hàm lượng vitamin B1. Một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn, động vật có vỏ cứng (tôm, cua, trai, sò...) có chứa men thiaminase làm phân huỷ vitamin B1. Tuy nhiên men này không bền vững và bị phá huỷ khi nấu nướng, chúng chỉ tồn tại và gây ảnh hưởng khi ăn một lượng lớn tôm, cá sống. Theo nghiên cứu 100g thịt lợn có 0,53mg vitamin B1, 100g thịt bò có 0,2mg vitamin B1, 100g thịt gà có 0,15mg vitamin B1; 100g lươn có 0,15mg vitamin B1; 100g lòng đỏ trứng gà có 0,32mg vitamin B1, 100g trứng vịt có 0,54mg vitamin B1; 100g đỗ xanh hạt có 0,72mg vitamin B1.